TextHead
TextBody
Cẩm năng

Cẩm năng

So sánh gỗ MFC và gỗ ghép thanh – 5 tiêu chí quan trọng nhất

15/06/2022

Gỗ MFC và gỗ ghép thanh (ván ghép) đều là loại gỗ công nghiệp được dùng nhiều trong chế tạo nội thất. Tuy cùng là gỗ công nghiệp nhưng giữa 2 loại vẫn có nhiều sự khác biệt. Chính sự khác biệt đó đã gây không ít khó khăn cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm. Nếu bạn đang có ý định thi công công trình bằng 2 loại gỗ này mà vẫn chưa biết lựa chọn loại nào. Hãy tham khảo bài viết so sánh gỗ MFC và gỗ ghép thanh dưới đây nhé.

Gỗ ghép thanh (ván ghép) là gì?

Gỗ ghép thanh công nghiệp hay còn được gọi là ván ghép, là loại gỗ được sản xuất bằng cách dùng chất kết dính để ghép các thanh gỗ tự nhiên có cùng kích thước lại với nhau, sau đó, ép dưới áp suất và nhiệt độ chuẩn, tạo nên những tấm ván gỗ với kích thước tiêu chuẩn.

 Nguyên liệu dùng để sản xuất gỗ ghép thanh thường là các loại gỗ xẻ cùng các chất kết dính, chất keo. Một số loại cốt gỗ thường hay được sử dụng là gỗ cao su, gỗ xoan, gỗ thông, gỗ quế.

 Gỗ công nghiệp MFC là gì?

Gỗ MFC hay còn gọi là gỗ ván dăm được sản xuất từ gỗ rừng trồng như keo, bạch đàn, cao su… Người ta băm nhỏ cây gỗ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép nén dưới áp suất và nhiệt độ tiêu chuẩn tạo thành cốt ván ép. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc phủ Melamine tạo vân gỗ rất độc đáo với công dụng bảo vệ lõi gỗ, làm tăng độ cứng, chống ẩm và trầy xước.

 Gỗ MFC có 2 loại là MFC lõi xanh chống ẩm và MFC thường.

Cốt gỗ này có phần lõi gỗ dăm đặc nên khi đóng đinh, ốc tạo độ bám rất chắc. Được so sánh là bền hơn so với gỗ MDF.         

Bề mặt gỗ MFC khá bền với khả năng chống trầy, chống xước cao. Màu sắc lớp phủ Melamine có ưu điểm là đồng nhất và rất đa dạng, thoải mái cho khách hàng lựa chọn tông màu theo ý muốn.   

Không chỉ vậy, loại gỗ này có thời gian thi công khá nhanh, thích hợp cho các dự án gấp.

Hơn nữa, gỗ MFC có giá thành rẻ hơn so với gỗ MDF, Veneer khoảng 60%. Và rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.

Tuy nhiên, loại gỗ này lại có nhược điểm là cạnh được hoàn thiện bằng chỉ PVC nên có độ liền mạch không cao. Các chỉ PVC thường có bề rộng khoảng 28mm nên hạn chế về độ dày của tấm gỗ. Đồng thời, bề mặt của gỗ MFC sẽ có phần tỷ lệ không tự nhiên (trừ một số màu giống Veneer).

Gỗ ghép thanh được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau, là dòng gỗ rừng trồng thay cho những dòng gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm hiện nay nên mỗi loại lại cho 1 màu sắc, kiểu vân gỗ khác nhau. Chính vì vậy, dòng chất liệu này cũng sở hữu khá đa dạng về mẫu mã. Tuy nhiên, đây cũng đồng thời là nhược điểm lớn nhất khi trong cùng một tấm gỗ thiếu sự đồng đều về màu sắc và đường vân.

Loại gỗ này có độ bền khá cao, không thua kém gì dòng gỗ tự nhiên nguyên khối. Các sản phẩm đầu ra sẽ hạn chế được mối mọt, cong vênh vì được xử lý kĩ trong quá trình sản xuất.

Trên thực tế, gỗ tự nhiên ghép thanh sẽ có giá thành mềm hơn rất nhiều so với dòng gỗ tự nhiên nguyên khối từ 20 – 30%.               

5 tiêu chí phổ biến trong so sánh gỗ MFC và gỗ ghép thanh

1. Cấu tạo của gỗ MFC và gỗ ghép thanh

Gỗ MFC là loại ván gỗ ép có mật độ thấp, trung bình chỉ từ 160 – 450kg/m3. Loại gỗ này có thành phần chính là dăm gỗ cùng với các nguyên liệu là các loại gỗ thừa, đầu mẩu khi chế tạo nội thất hoặc có thể là cành cây, ngọn cây, bìa cây của các loại cây gỗ ngắn ngày như keo, cao su, bạch đàn … Các dăm gỗ được trộn với chất kết dính, thành phần phụ gia và ép nén ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn để tạo nên tấm ván ép   

Trong khi đó, gỗ ghép thanh được cấu tạo từ các thanh gỗ có kích thước tương đồng nhau và được ghép với nhau bằng keo chuyên dụng sau khi được xử lý tẩm sấy để tạo nên một ván gỗ kích thước lớn hơn. Có 4 hình thức ghép gỗ là ghép song song, ghép cạnh, ghép mặt và ghép giác

Nguyên liệu để tạo nên loại gỗ này là thân chính cây gỗ hoặc cành cây to. Một số loại cây gỗ thường được sử dụng như gỗ cao su, gỗ xoan, gỗ keo, gỗ quế, gỗ thông, gỗ tram, gỗ trẩu ….

Như vậy, gỗ MFC và gỗ ghép thanh đều có nguồn gốc thành phần từ gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, các quy cách sản xuất khác nhau đã tạo nên những loại gỗ có kết cấu khác nhau hoàn toàn.

 2. Độ bền và tuổi thọ của gỗ MFC và gỗ ghép

Về cơ bản, 2 loại gỗ này hoàn toàn được sản xuất theo 2 cách thức hoàn toàn khác nhau. Gỗ ghép thanh được ghép trực tiếp từ thanh gỗ tự nhiên còn gỗ MFC sẽ trải qua quá trình nghiền nhỏ gỗ thành dăm gỗ rồi ép thành tấm. Vì thế mà chất lượng và độ bền của chúng cũng khác nhau.

 Gỗ ghép thanh được chế tạo từ nguyên liệu là các cây gỗ có tuổi đời từ 25 – 30 năm nên chất gỗ khá cứng cáp. Sau khi được xử lý tỉ mỉ và cẩn thận theo quy trình tiêu chuẩn, chất gỗ sẽ không bị mối mọt, cong vênh. Không những vậy, khi ghép thanh gỗ thành những tấm lớn, bề mặt gỗ được sơn phủ nên hầu như chất lượng tương tương với gỗ thịt.

 Mặt khác, gỗ MFC lại là dòng ván ép tỉ trọng thấp nên có độ bền và tuổi thọ thấp hơn so với gỗ ghép thanh. Để hạn chế nhược điểm này, khi sản xuất cốt gỗ MFC đã được phủ thêm 1 lớp bề mặt Melamine giúp làm tăng độ cứng, chống mối mọt, cong vênh. Tuổi thọ trung bình khoảng 7 – 10 năm trong điều kiện lý tưởng.

 3. Giá bán gỗ MFC và gỗ ghép thanh

Kích thước/ Giá bán

Gỗ MFC 

Gỗ ghép thanh

Khổ 1m22 x 2m44, dày 12mm

240.000đ

Cao su 520.000đ

Tràm 450.000đ

Xoan 510.000đ

Thông 530.000đ

Đây là bảng giá nguyên liệu đầu vào của hai loại gỗ (loại gỗ phổ thông) cập nhật đến tháng 5/2022. Giá đưa ra chỉ ở mức tương đối để quý khách tạm thời so sánh. Còn thực tế thì tùy vào từng thương hiệu, loại gỗ mà mỗi loại lại có một mức giá khác nhau.

 4. Tính năng chống ẩm, chống nước của gỗ MFC và gỗ ghép thanh

Đối với gỗ MFC, do các dăm gỗ được ép nén ở tỉ trọng thấp nên gỗ MFC có khả năng chống ẩm, chống nước kém hơn.  Tuy nhiên, cốt gỗ MFC đã được phủ thêm 1 lớp melamine ngoài bề mặt nên đã 1 phần hạn chế được nhược điểm này, nhất là loại gỗ MFC lõi xanh chống ẩm.                    

Mặt khác, gỗ ghép thanh được làm từ các thanh gỗ tự nhiên nên về cơ bản giống như gỗ tự nhiên nguyên khối. Sau khi được xử lý tẩm sấy, gỗ ghép thanh có khả năng chống thấm nước cực tốt.

5. Tính ứng dụng của gỗ MFC và gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh có tính chất tương đồng với các loại gỗ thịt nên khá phù hợp khi sử dụng trong môi trường nước hoặc độ ẩm cao. Chính vì thế, loại gỗ này đặc biệt được yêu thích trong chế tạo, setup làm bàn ghế quán nước, quán trà, cafe, cửa hàng ăn …

Ngoài ra, gỗ ghép thanh cũng được sản xuất thành bàn ghế, bàn học sinh, bàn bếp, giường, tủ quần áo, tủ bếp, kệ tivi, kệ sách; sản xuất các vật dụng khác. Một điều nổi bật khác nữa của gỗ ghép đó là được thị trường nước ngoài tin dùng. Một phần lý do là chúng có nét vân gỗ độc đáo, lạ mắt và tính thân thiện với môi trường.

Trong khi đó, gỗ MFC được ưa chuộng sử dụng trong thiết kế nội thất văn phòng, phòng ngủ, phòng khách nhà chung cư. Các loại bàn trà, kệ tivi, kệ trang trí ... đều được làm từ loại gỗ này bởi đặc tính có trọng lượng rất nhẹ của loại vật liệu này.

Gỗ MFC có tính chịu lực trung bình và có ưu điểm là đa dạng màu sắc nên được dùng nhiều vào các món đồ nội thất gia đình như: giường ngủ, tủ quần áo, kệ tivi, bàn học, bàn làm việc, tủ giày, bàn trang điểm,…

Như vậy 2 loại gỗ ghép thanh và gỗ MFC đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và thẩm mỹ của bản thân để khách hàng có thể lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.

Vậy là bài viết đã tổng hợp đến khách hàng nhưng thông tin cơ bản nhất về 2 loại gỗ MFC và gỗ ghép thanh. Hy vọng những thông tin trên là có ích với bạn đọc và có thể áp dụng trong những trường hợp cần thiết, đồng thời, củng cố cho sự lựa chọn của các bạn.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu các thông tin khác hoặc tham khảo hệ thống sản phẩm, có thể ghé thăm Website chính thức hoặc liên hệ hotline của PANEX để được tư vấn cụ thể.

0977 053 475 Message https://zalo.me/
TextFooter
Thông báo
Đóng