TextHead
TextBody
Cẩm năng

Cẩm năng

Mẹo phân biệt MFC và MDF chi tiết nhất

15/06/2022

Nếu gỗ MFC được ưu tiên lựa chọn cho những công trình nhà ở thì gỗ MDF lại được ưa chuộng để bố trí trong những không gian trưng bày đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Cả hai loại gỗ công nghiệp này đều đang được ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu. Sở hữu nhiều điểm chung nhưng vẫn có những khác biệt, ưu điểm riêng có, vậy làm cách nào để phân biệt gỗ MFC và MDF.

Cùng đi sâu tìm hiểu kỹ hơn về gỗ công nghiệp MFC và gỗ MDF trong bài viết dưới đây.

So sánh gỗ MFC và gỗ MDF

Để sản xuất nên gỗ MFC và MDF cần trải qua nhiều khâu xử lý. Mỗi loại có đặc tính khác nhau nên công năng của nó cũng có phần khác biệt. Vậy để phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF, trước hết cần tìm hiểu xem hai dòng gỗ công nghiệp này có những loại nào.

Cả gỗ MFC và MDF đều được chia thành 3 loại chủ yếu bao gồm loại ván thường, loại chống ẩm và loại chống cháy. Ván thường được dùng để thiết kế các nội thất gia đình bố trí phù hợp mọi ngóc ngách; ván chống ẩm dành cho các khu vực có độ ẩm cao. Trong khi đó, loại chống cháy sẽ giúp chống nhiệt hiệu quả.

Nguyên liệu sản xuất gỗ MFC và gỗ MDF

Gỗ MFC hay còn gọi là gỗ ván dăm được chế biến từ các cây gỗ rừng trồng ngắn ngày như cây bạch đàn, cây keo, cây cao su… Gỗ này sẽ được băm nhuyễn thành dăm gỗ rồi đi sấy khô, trộn với keo để tạo sự kết dính rồi ép dưới áp suất cao tạo thành các ván gỗ.

Gỗ ván MDF dùng các cành cây, gỗ vụn, mùn cưa, dăm gỗ để đưa vào máy nghiền thành sợi, sau đó thêm thành phần phụ để ép dưới áp suất cao tạo thành ván gỗ sợi cứng và bền.

Độ bền

Cả hai loại gỗ công nghiệp này đều có độ bền khá cao và được đánh giá tốt trên thị trường. Quy trình xử lý gỗ công nghiệp diễn ra với nhiều khâu và kiểm duyệt kỹ lưỡng nên sản phẩm tạo ra đạt chuẩn, cứng cáp có thể chịu được lực mạnh tác động. Ngoài ra, gỗ còn được xử lý mối mọt trước khi ép thành ván nên không lo bị xâm hại bởi sâu bọ.

Đặc biệt, khác với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp không gây cong vênh và biến dạng trong quá trình sử dụng; không lo co ngót theo thời gian. Theo đó, rất khó để có thể cân nhắc chọn gỗ MFC hay MDF nếu chỉ nhìn trên khía cạnh độ bền, vì cả hai khá tương đồng nhau.

Khả năng chống ẩm

Nếu là loại gỗ thông thường thì cả MFC và MDF đều có khả năng chống ẩm kém, nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt thì dễ bung nở lỏng lẻo, ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm. Do đó để sản phẩm tốt, sử dụng dài lâu, người tiêu dùng cần bảo quản ở nơi khô thoáng.

Người dùng cần xác định trước môi trường bố trí ván gỗ để có sự lựa chọn phù hợp. Đối với những nơi ẩm ướt thì khi chọn gỗ, cần chọn loại chống thấm, chống ẩm riêng biệt.

Khả năng chịu lực

Khả năng chịu lực của gỗ MFC và MDF đều ở mức trung bình, khó có thể so sánh với gỗ tự nhiên. Riêng so với những loại gỗ công nghiệp khác trên thị trường, 2 loại gỗ này có mức độ chịu lực tốt hơn, khoảng từ 40 đến 60kg/m³.

Vì được sản xuất từ dăm gỗ kết hợp keo phụ gia nên gỗ MFC có khả năng chịu lực tốt hơn gỗ ván sợi MDF. Đặc biệt là gỗ MFC có độ chịu lực và chống ẩm khá tốt.

Tính thẩm mỹ

Bảng màu gỗ MFC và gỗ MDF đều rất phong phú với số lượng lớn trên 80 tông màu. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể chọn loại mình thích. Bề mặt gỗ MDF ngoài phủ melamine còn có thể chọn phủ veneer, phủ sơn PU, sơn bóng… đa dạng hơn nhiều so với gỗ MFC. Vì thế, gỗ này cũng được ưa chuộng hơn trong thiết kế các nội thất sang trọng, bố trí trong không gian đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. 

Giá thành

Khảo sát giá bán ván gỗ, có thể thấy gỗ MFC hiện tại có mức giá rẻ hơn so với người bạn là MDF. Tuy nhiên, giá bán này sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, trong đó có chất liệu phủ bề mặt. Nếu là chất liệu đắt đỏ thì giá bán ván gỗ cũng sẽ có sự thay đổi, cao hơn. Tính theo đơn vị là m2 thì sự chênh lệch có thể lên đến vài trăm nghìn đồng.

Ứng dụng của gỗ MFC và gỗ MDF trên thị trường

Phần lớn các nội thất làm từ gỗ công nghiệp hiện nay trên thị trường đều được làm từ gỗ MFC và gỗ MDF, trong đó gỗ MFC dường như đang chiếm ưu thế. Mỗi loại có những đặc tính, đặc thù riêng biệt, do đó để ứng dụng cũng sẽ có những điểm khác nhau.

Gỗ MFC thường được sử dụng để sản xuất các đồ gỗ nội thất theo khối phẳng và thẳng. Trong khi đó, gỗ MDF lại xuất hiện nhiều trong thi công nội thất kiểu dáng cầu kỳ, phức tạp.

Dễ thấy các nội thất showroom đều làm từ gỗ MFC, còn MDF thì dùng để làm nội thất nhà bếp, nơi có độ ẩm cao như tủ bếp, kệ bếp…

Gỗ MFC chống ẩm tốt hơn nên nhà vệ sinh thường được ưu tiên lựa chọn để làm tủ, cửa. Còn gỗ MDF đa dạng màu sắc nên sẽ giúp các đồ gỗ gia đình như tủ quần áo, giường, cửa trở nên bắt mắt và sang trọng hơn.

Bên cạnh đó, gỗ MFC thường dùng để sản xuất nội thất gia đình như tủ, bàn ghế, giường ngủ. Còn gỗ MDF thì dùng để sản xuất đồ gỗ bố trí trong môi trường công sở, nội thất công trình.

Không khó để phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF nếu các bạn thực sự hiểu được đặc tính sản phẩm cũng như có những trải nghiệm thực tế để đánh giá khả năng chống ẩm, cách nhiệt, độ bền của từng loại gỗ công nghiệp. Chúng tôi là Flexhome - Chuyên cung cấp những giải pháp nội thất, sẵn sàng giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc khi có yêu cầu. Hy vọng chia sẻ cách phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF của chúng tôi sẽ hữu ích cho mọi người.

0977 053 475 Message https://zalo.me/
TextFooter
Thông báo
Đóng