TextHead
TextBody
Cẩm năng

Cẩm năng

Hướng dẫn cách phân biệt gỗ MFC, MDF và HDF

15/06/2022

Gỗ HDF, MDF và MFC là những loại gỗ công nghiệp đình đám, được phần lớn các nhà sản xuất lựa chọn để thi công sản phẩm nội thất văn phòng, nhà ở. Mỗi loại có những đặc tính và ưu điểm riêng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí giúp bạn cách nhận diện chính xác nhất các loại gỗ công nghiệp này nhằm giúp bạn dễ dàng phân biệt được gỗ MFC, MDF và HDF để thuận tiện lựa chọn vật liệu phù hợp với nhu cầu và sở thích.

Gỗ công nghiệp MFC: Rẻ, bền, đẹp

MFC là tên viết tắt của Melamine Face Chipboard. Gỗ MFC được biết đến là gỗ dăm phủ nhựa melamine trên bề mặt. Đây cũng là yếu tố nhận biết gỗ công nghiệp này trên thị trường.

Nguyên liệu sản xuất gỗ là từ gỗ các cây gỗ trồng ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su. Để tạo nên ván gỗ MFC, người ta thu hoạch gỗ rồi cho vào máy băm thành gỗ dăm và trộn với keo để ép thành. Sau đó phủ lên bề mặt một lớp melamine có khả năng chống nước và chống xước.

Gỗ MFC hiện có các độ dày là: 9 mm, 12 mm, 15 mm, 18 mm, 25 mm, dài 2.440 mm, rộng 1.220mm, 1.530mm, 1.830mm….

Ván gỗ này được ứng dụng rộng rãi trên thị trường, xuất hiện nhiều ở các trường học, môi trường công sở hay thường sử dụng để sản xuất nội thất gia đình. Các sản phẩm thường thấy nhất có thể kể đến như bàn ghế học sinh, bàn làm việc, tủ tài liệu, tủ bếp, tủ toilet…

Gỗ MFC có tuổi thọ kéo dài từ 10 đến 15 năm. Ngoài ra, ván gỗ còn có rất nhiều ưu điểm nổi trội như chống ẩm tốt, không sợ cong vênh trong quá trình sử dụng. Gỗ có khả năng cách nhiệt, cách âm hiệu quả.

Không chỉ vậy, loại gỗ này có nhiều màu sắc để người dùng lựa chọn theo sở thích, bối cảnh không gian. Đồng thời, bạn có thể dễ dàng vệ sinh nhờ bề mặt nhẵn trơn. Bên cạnh đó, gỗ MFC còn được khuyến khích sử dụng ở nhiều nước trên thế giới nhờ an toàn với sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường.

Hơn nữa, gỗ MFC vẫn có những hạn chế đó là khả năng chịu mài mòn kém. Trong môi trường ẩm ướt kéo dài thì ván sàn gỗ công nghiệp này có thể bị nở ra.

Gỗ công nghiệp MDF sở hữu nhiều tính năng ưu việt

Nếu gỗ MFC là ván gỗ dăm thì MDF là gỗ ván sợi mật độ trung bình. Loại gỗ này cũng được sản xuất trên cơ sở thu hoạch các loại gỗ vụn, nhánh cây… rồi tiến hành nghiền thành sợi gỗ nhỏ, sau đó trộn với chất keo kết dính cùng một số thành phần khác là paraffin wax, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ để ép thành ván gỗ hoàn chỉnh. Kích thước thường thấy của gỗ công nghiệp này là dày 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, dài 2440mm, rộng 1.220mm, 1.530mm, 1.830mm.

Ván gỗ sợi MDF được chia thành 3 loại chính là gỗ thường sơn PU trên bề mặt, gỗ MDF cốt xanh có khả năng chống ẩm và gỗ MDF Veneer.

Sở hữu nhiều đặc tính ưu việt, ván ép sợi này thường được sử dụng để thiết kế tủ, cửa, bàn ghế…bố trí trong bệnh viện, khách sạn hay văn phòng. So với MFC thì gỗ MDF có giá thành cao hơn.

Ưu điểm của gỗ MDF đó là dễ bám sơn, vecni, thuận tiện trong quá trình thi công. Gỗ này dễ tạo dáng cong nên được ứng dụng nhiều hơn trong thiết kế đồ nội thất. Bên cạnh đó, ván gỗ sợi còn có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, ít cong vênh và co ngót như ván gỗ MFC. Một số nhược điểm thường thấy ở gỗ MDF đó là có thể bị mẻ cạnh, độ dày hạn chế.

Gỗ công nghiệp HDF

Ván gỗ HDF có thể hiểu là gỗ sợi mật độ cao. Nghĩa là gỗ này được sản xuất trong môi trường nhiệt độ cao. Gỗ sẽ được luộc và sấy khô bởi dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm mang đến chất lượng sản phẩm tốt nhất. Bột gỗ sau đó sẽ được trộn với các chất phụ gia khác để giúp ván gỗ trở nên cứng cáp hơn, chống mối mọt. Bên cạnh đó, bề mặt gỗ sẽ được ép nhiệt lớp film vân gỗ và phủ Melamine, sợi thủy tinh trong suốt, khâu này không chỉ giúp ván gỗ trong đẹp hơn mà còn tăng khả năng chống mài mòn và chống xước cho gỗ HDF.

Các loại gỗ HDF thường thấy trên thị trường đó là ván gỗ HDF đen, xanh, ván gỗ HDF thường và loại màu trắng.

Ưu điểm nổi bật của ván gỗ sợi mật độ cao này đó là cách âm, cách nhiệt tốt nhất trong 3 loại. Khả năng chống xước và chống ẩm cũng cực kỳ tốt, phù hợp với nền nhiệt độ nước ta. Đây là loại gỗ thường được dùng để lót sàn bởi nó có độ cứng cao, chịu lực tốt. Bề mặt gỗ tự nhiên, độ sắc nét cao nên nhìn rất đẹp. Tuy nhiên, gỗ HDF cũng có hạn chế đó là giá thành cao hơn hẳn các dòng gỗ công nghiệp khác hiện nay trên thị trường.

Đồng thời bằng mắt thường thì khó có thể phân biệt được gỗ HDF tiêu chuẩn.

So sánh gỗ HDF, gỗ MDF và gỗ MFC

Có 2 cách thường dùng để phân biệt 3 dòng gỗ công nghiệp kể trên. Đầu tiên là qua kiểm tra độ bền cũng như tính ứng dụng của nó. Cụ thể, qua phân tích chi tiết về các dòng gỗ HDF, MDF và MFC, có thể thấy HDF là sản phẩm có chất lượng tốt nhất, cứng cáp và chắc chắn hơn. Vật liệu này cũng chịu nước, chịu nhiệt tốt hơn hẳn MDF hay gỗ MFC.

Chúng ta thường thấy gỗ sợi HDF xuất hiện nhiều trong xây dựng và nội thất công trình, đặc biệt là ở những dự án yêu cầu cao về tính cách âm, cách nhiệt. Trong khi đó gỗ MDF thì sử dụng nhiều trong không gian nhà ở, nội thất trang trí. Còn gỗ MFC thì thường thấy ở các công trình công cộng, đòi hỏi số lượng lớn nhưng vẫn cần tiết kiệm chi phí như trường học, bệnh viện….

Ngoài ra, bạn cũng có thể so sánh 3 dòng gỗ kể trên thông qua giá bán. Hiện nay, mức giá gỗ HDF cao nhất thị trường, tiếp đến là gỗ MDF và gỗ MFC có giá thành phải chăng nhất. Tùy vào điều kiện tài chính, nhu cầu mà các bạn cần cân nhắc để lựa chọn gỗ phù hợp.

Trên đây là hướng dẫn cách phân biệt gỗ MFC, gỗ MDF và gỗ HDF được thực hiện bởi PANEX - nền tảng đưa ra các giải pháp nội thất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến gỗ công nghiệp các loại, các bạn có thể liên hệ chúng tôi để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Hy vọng những chia sẻ này sẽ có ích và giúp các bạn trong quá trình hoàn thành dự án cũng như kế hoạch của mình.

0977 053 475 Message https://zalo.me/
TextFooter
Thông báo
Đóng